Card màn hình là một bộ phận quan trọng trên laptop được rất nhiều người dùng quan tâm. Và trong bài viết hôm nay, IPL sẽ chỉ bạn cách nhận biết Card màn hình rời trên laptop đơn giản.
Card màn hình là linh kiện quan trọng, đóng vai trò xử lý thông tin hình ảnh nhờ kết nối màn hình, cho phép người dùng quan sát và thực hiện lệnh trên máy tính. Đối với một số ngành nghề, Card màn hình còn mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Card màn hình là gì?
Card màn hình hay còn gọi là card màn hình (GPU) là một thiết bị chuyên chịu trách nhiệm xử lý các thông tin dạng hình ảnh trên máy tính máy tính như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản... của hình ảnh, video trở nên sống động và mượt mà hơn. Tùy thuộc vào cấu tạo, card màn hình được chia thành 2 loại: Card màn hình rời và Card onboard được tích hợp sẵn trên main của máy tính.
Tại sao laptop cần có Card màn hình?
Việc kiểm tra card màn hình laptop rất cần thiết khi bạn muốn mua máy mới hay nâng cấp thiết bị. Card màn hình đóng vai trò quan trọng nhất trong xử lý các công việc thiết kế hình ảnh đồ họa như 2D, 3D, hay edit video. Card màn hình là thiết bị trao đổi giữa mainboard và màn hình máy tính, giúp giải mã các thông tin dạng hình ảnh và video. Cấu tạo của card màn hình gồm hai bộ phận chính là bộ xử lý đồ họa GPU và bộ nhớ đồ họa, trong đó GPU là quan trọng hơn cả.
Tổng kết lại, card màn hình là bộ phận quyết định quá trình chơi game, xem ảnh, video, học tập hay thiết kế đồ họa trên laptop, máy tính có tốt hay không. Do đó việc kiểm tra card màn hình laptop quan trọng không kém gì việc xem cấu hình CPU của máy.
>> Xem thêm: Cài lại Driver card màn hình cho Win 10
Cách nhận biết Card màn hình rời trên Laptop
Với những người dùng làm công việc thiết kế, dựng phim hay là một game thủ thì Card màn hình rời là một thành phần quan trọng giúp nâng cao hiệu năng xử lý đồ họa của thiết bị mạnh mẽ hơn và đem lại độ phân giải màn hình cao hơn.
Bạn cần phân biệt được Card màn hình rời và Card màn hình onboard để có thể nhận biết được thiết bị của bạn có đang dùng Card màn hình rời không.
- Card Onboard: Loại card đồ họa này sẽ được tích hợp sẵn trên mainboard của máy tính, cho phép xử lý các tác vụ đồ họa có độ phân giải trung bình.
- Card màn hình rời: Loại card này sẽ đáp ứng tốt yêu cầu hình ảnh có độ phân giải cao, và giúp chơi game không giật lag, màu sắc hiển thị trung thực hơn cho dân thiết kế.
Bạn cần quan sát bên ngoài thiết bị của mình bằng mắt thường xem xem có được gắn logo của các hãng cung cấp Card màn hình như Nviadia, ADM,… hoặc một biểu tượng Card đồ hoa hay không? Nếu như bạn quan sát nhưng không thấy được những dấu hiệu này, khả năng cao là Laptop của bạn chỉ sử dụng Card Onboard.
Nếu muốn kiểm tra một cách kỹ hơn, bạn có thể kiểm tra trong phần cài đặt của thiết bị bằng lệnh RUN.
Bước 1: Nhấn Windows + R > Nhập dxdiag > Chọn Enter.
Bước 2: Tại Direct X Diagnostic Tool, chọn tab Display. Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ thông tin và có cả Card màn hình mà bạn mong muốn.
Như vậy qua bài viết trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về Card màn hình và cách nhận biết để có thể biết được khả năng tương thích cũng như lựa chọn một Card màn hình phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu như có vấn đề gì về máy tính, bạn có thể liên hệ Hotline: 1900 636 672 để được sử dụng dịch vụ IT Helpdesk và khắc phục sự cố kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.