Hàm Vlookup trong Excel là một hàm được nhiều người dùng cực kì ưa chuộng nhờ tính năng hưu ích mà chúng đem lại. Đây là một hàm giúp bạn tìm kiếm được nhanh hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian trên các trang tính dữ liệu. Vậy trong bài viết hôm nay, I.P.L sẽ hướng dẫn bạn cách dùng hàm Vlookup trong Excel đơn giản.
Hàm Vlookup trong Excel là gì?
Vlookup là một hàm có chức năng tìm kiếm trong ứng dụng Excel. Nó được sử dụng khi cần dò tìm dữ liệu trong một bảng hoặc một phạm vi theo hàng dọc và trả lại dữ liệu tương ứng theo hàng ngang.
Vì Loockup trong tiếng Anh mang ý nghĩa là tìm kiếm và V là chữ viết tắt của Vertical nghĩa là hàng dọc. Thế nên bạn có thể hiểu Vlookup chính là việc tìm kiếm dữ liệu theo hàng dọc.
Công thức của hàm Vlookup
Đối với người dùng thường xuyên sử dụng Excel, công thức hàm Vlookup đã quá quen thuộc trong quá trình làm việc trên bảng tính.
=VLOOKUP (Giá trị cần dò tìm, Giới hạn bảng dò tìm, STT của cột chứa dữ liệu cần lấy, Kiểu tìm kiếm)
Trong đó:
- Giá trị cần dò tìm: Bạn vừa có thể điền giá trị trực tiếp vào ô với dấu “” hoặc tham chiếu tới một ô đã có sẵn dữ liệu trên bảng tính.
- Giới hạn bảng dò tìm: Địa chỉ cùa vùng chứa dữ liệu cần tìm kiếm, bạn có thể lấy một dữ liệu từ trang tính khác hoặc trên cùng 1 trang tính.
- STT của cột chứa dữ liệu cần lấy: Tính theo thứ tự từ trái sang phải, nhỏ nhất là giá trị 1, bắt đầu từ cột đầu tiên bạn lựa chọn trong phần giới hạn bảng dò tìm
- Kiểu tìm kiếm: tìm kiếm chính xác hay tìm kiếm tương đối với bảng giới hạn, 1 (hoặc TRUE) sẽ là dò tìm tương đối và 2 (hoặc FALSE) sẽ là dò tìm chính xác.
>> Xem thêm: Chế độ Game Mode Win 11
Ví dụ về hàm Vlookup cho người dùng mới sử dụng
Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng Vlookup, IPL sẽ đưa ra ví dụ giúp bạn hiểu hơn về công dụng của hàm Vlookup
Bạn sẽ có bản danh sách điểm thi của học sinh và bạn cần tách ra một danh sách chỉ với 5 học sinh bất kì và điền vào cột điểm thi Đại học của bẳng danh sách bên dưới.
Khi đó, tại cột này, bạn có thể sử dụng hàm VLOOKUP để Excel tự động điền thông tin một cách chính xác nhất mà không xảy ra sai sót khi bạn tự dò tìm thông tin thủ công.
Công thức hàm lúc này sẽ là:
=VLOOKUP(H2,$B$1:$E$10,3,FALSE)
Trong đó,
- H2: là ô chứa giá trị cần tìm kiếm
- $B$1:$E$10: bảng giá trị chứa giá trị cần tìm kiếm và cần điền
- 3: STT của cột cần lấy thông tin tính từ cột đầu tiên trong phần bảng giới hạn tìm kiếm
- FALSE: tìm kiếm một cách chính xác
Khi đó kết quả sẽ là:
Cuối cùng, bạn chỉ việc kéo thả đến hàng cuối cùng trong bảng danh sách để Excel tự động copy công thức ở ô đầu tiên cho các ô còn lại để hoàn thành:
Cách dùng hàm VLOOKUP trong Excel giữa 2 sheet trong Excel
Việc sử dụng hàm Vlookup trên một sheet là quá dễ dàng, thế nhưng nếu như bạn cần thực hiện hàm này trên 2 sheet khác nhau có được không? Tất nhiên, bạn có thể thực hiện việc này một cách dễ dàng. Chính vì điều đó, Excel đã hỗ trợ người dùng rất nhiều trong quá trình sử dụng trong công việc và học tập.
Vi ví dụ bên trên, bảng danh sách tách ra được bạn đặt bên Sheet 2, bảng dữ liệu tổng bạn đặt bên Sheet 1 thì khi đó công thức sẽ là: =VLOOKUP(B2,Sheet1!B1:$E$10,3,FALSE)
Vậy là bạn vẫn có thể hoàn thành việc sử dụng hàm VLOOKUP trong vòng chưa tới 30 giây dù bảng dữ liệu và bảng điền thông tin ở 2 sheet hoàn toàn khác biệt!
Lỗi #N/A
Nếu Excel không thể tìm thấy kết quả khớp chính xác với mục giá trị cần tìm kiếm, nó sẽ trả về lỗi #N/A! do dữ liệu không có trong phần giới hạn bảng tìm kiếm.
Nếu bạn chắc chắn rằng dữ liệu cần tìm có trong bảng giới hạn của mình nhưng kết quả vẫn là #N/A, hãy kiểm tra lại xem các ô dữ liệu được tham chiếu đến có khoảng trắng dư thừa hay không nhé!
Lỗi #REF!
Trong trường hợp lỗi #REF! hiện lên trong ô tính mà bạn vừa sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel, bạn hãy kiểm tra lại phần số thứ tự trong công thức của mình.
Bởi lẽ nếu số thứ tự này lớn hơn tổng số cột mà bạn lựa chọn trong phần giới hạn bảng tìm kiếm thì Excel sẽ thông báo đến bạn lỗi #REF! này đó! Vì vậy hãy kiểm tra lại thật kỹ lưỡng để tránh sai sót không đáng có này bạn nhé!
Lỗi #VALUE!
Lỗi này xảy ra là do phần số thứ tự trong công thức của bạn đã điền số 0 thay vì một số lớn hơn hoặc bằng 1. Theo công thức, số nhỏ nhất được điền vào vị trí này sẽ là số 1, vậy nên bạn chỉ có thể điền từ số 1 trở đi mà không thể điền số 0! Nếu lỗi #VALUE! xảy ra thì hãy kiểm tra thật kĩ lưỡng một lần nữa xem công thức hàm VLOOKUP trong Excel của bạn đã thực sự chính xác chưa nhé!
Một số hạn chế hàm VLOOKUP trong Excel
Hàm VLOOKUP trong Excel lợi thế là vậy nhưng nó cũng có một vài hạn chế mà người sử dụng nó cần biết được để tránh lỗi xảy ra:
- VLOOKUP chỉ có thể tìm kiếm khi phần giá trị cần dò tìm và dữ liệu trong giới hạn bảng tìm kiếm có cùng định dạng với nhau
- Nếu dữ liệu có nhiều giá trị trùng nhau, hàm VLOOKUP chỉ trả về kết quả đầu tiên mà nó tìm thấy theo thứ tự từ trên xuống dưới
- VLOOKUP chỉ có thể tìm kiếm thông tin được sắp xếp theo hàng dọc, bởi vậy nếu thông tin của bạn được sắp xếp theo dạng hàng ngang thì VLOOKUP không thể tìm kiếm. Lúc này bạn sẽ cần đến một hàm khác tương tự với tên gọi HLOOKUP
Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hàm Vlookup trong Excel. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lai những thông tin hữu ích cho bạn và chúc bạn thực hiện thành công!
>> Xem thêm: Cách chỉnh High Performance Win 11
Nếu như bạn là một doanh nghiệp nhỏ chưa có kỹ thuật viên về IT, bạn có thể sử dụng dịch vụ IT văn phòng HCM mà IPL cung cấp. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng hiệu quả, giảm rủi ro và xây dựng hạ tầng CNTT đáng tin cậy và cung cấp các giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất cho doanh nghiệp của bạn. Hãy gọi ngay cho IPL qua Hotline: 1900 636 672 để được tư vấn chi tiết.