Khi hạ tầng giao thông được chú trọng bằng việc đặt mục tiêu đến 2030 đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường Quốc lộ; nâng cấp 4 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa,... kết hợp với tài nguyên thiên nhiên, du lịch có nhiều tiềm năng và dư địa phát triển. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chính là vùng đất thu hút đầu tư.
Minh chứng của sự phát triển này thể hiện bằng việc lưu lượng du khách nội địa, cũng như quốc tế đến các tỉnh hạ nguồn sông Mekong ngày một tăng. Bên cạnh đó, ĐBSCL có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư dịch chuyển từ các vùng miền khác và kể cả làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các quốc gia lân cận.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài tính đến 20/1, Riêng khu vực ĐBSCL có 1.884 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 35 tỷ USD.
Chính những điều này đã tạo nên hiệu ứng tăng trưởng dây chuyền, giúp các công ty chuyên cung cấp các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin như IPL có nhiều vùng đất để phát triển. Trong tháng thứ 2, năm 2023, IPL đã có cơ hội hợp tác với doanh nghiệp lớn có trụ sở tại Đồng Tháp.