Ngày nay trên nhiều Camera được trang bị công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiễu sóng. So với công nghệ 2D-DNR thì 3D-DNR có gì nổi trội đặc biệt? Cùng iCamera.Online đơn vị thi công trọn gói Camera tìm hiểu nhé!
Giới thiệu công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR
Khái niệm công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR có thể được hiểu nôm na là công nghệ xử lý những hình ảnh bị mờ, can nhiễu trong môi trường thiếu sáng hoặc phức tạp. DNR là viết tắt của Digital Noise Reduction trong không gian 3D.
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR là khi ánh sáng qua Camera yếu, bộ khuếch đại DNR sẽ làm tăng cường độ ánh sáng giúp nhìn rõ vật thể. Sau bộ khuếch đại thì ánh sáng sẽ qua bộ lọc để lọc nhiễu đối với trường hợp bị nhiễu hạt, sương mù, đốm mờ cục bộ. Kết quả chất lượng ánh sáng được cải thiện, loại bỏ những hạt li ti để tăng độ mịn, sáng.
Nguyên lý hoạt động Công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR
Công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR sẽ phân tích nhiều khung hình, so sánh, đối chiếu các pixel nhằm phát hiện ra các điểm ảnh, những khu vực khả năng cao bị nhiễu. Công nghệ này không chỉ so sánh các ảnh để phát hiện ra điểm ảnh bị mờ còn có khả năng sử dụng ma trận ảnh để dự đoán, những điểm ảnh có khả năng bị nhiễu.
Do tính năng chống nhiễu mạnh mẽ nên công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR được ứng dụng nhiều trong những dòng Camera có độ phân giải cao, 4K FullHD,...
So sánh công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR và 2D-DNR
1. Ưu-nhược điểm công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR
Công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR xử lý tốt hình ảnh can nhiễu, mờ, xử lý các vật thể chuyển động mà không để lại vệt mờ trong điều kiện ánh sáng yếu.
So với công nghệ giảm nhiễu 2D-DNR công nghệ 3D-DNR cho ra hình ảnh rõ hơn, sắc nét hơn.
Tuy nhiên công nghệ xử lý nhiễu 3D-DNR cũng tiêu tốn nhiều bộ nhớ hơn, đòi hỏi bộ vi xử lý cũng phải được trang bị công nghệ tương thích, mạnh mẽ hơn. Điều đó dẫn đến giá thành những dòng Camera có trang bị công nghệ này khá cao, nên thường công nghệ này chỉ được tích hợp trong các dòng Camera phân khúc cao cấp.
2. Ưu nhược điểm công nghệ giảm nhiễu 2D-DNR
Công nghệ giảm nhiễu 2D-DNR hoạt động trên nguyên lý so sánh 2 khung hình liên tiếp của video tìm ra điểm ảnh bị mờ, bị nhiễu sau đó xử lý loại bỏ. Do công nghệ ứng dụng khá đơn giản nên bộ vi xử lý cũng không yêu cầu mạnh mẽ, cao cấp do đó giá thành sản phẩm được đánh giá là khá nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó việc xử lý nhiễu đơn giản, nhanh chóng cũng dẫn tới việc không xử lý triệt để được nhiễu, còn nhiều hạt li ti. Ngoài ra công nghệ giảm nhiễu 2D-DNR khó xử lý được những hình ảnh FullHD, chất lượng cao, do công nghệ được lập trình để xử lý những hình ảnh độ phân giải vừa và thấp.
3. So sánh 2 công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR và 2D-DNR
Giống nhau:
- Sử dụng công nghệ giảm nhiễu tiên tiến nhằm lọc bỏ nhiễu, xử lý ảnh trong môi trường ánh sáng yếu, thiếu sáng.
- Làm việc trong môi trường ánh sáng hồng ngoại với tốc độ xử lý nhanh.
- Cả hai công nghệ hoạt động tốt ở Camera có độ phân giải 2-3MP.
Khác nhau:
- Công nghệ 2D-DNR xử lý nhiễu tạm thời so với 3D-DNR là giảm nhiễu trong thời gian thực.
- Công nghệ 2D-DNR so sánh 2 khung hình với nhau nhằm phát hiện nhiễu, 3D-DNR so sánh nhiều khung hình, lập ma trận xử lý nhiễu.
- Công nghệ giảm nhiễu 3D-DNR ứng dụng được trong các Camera có độ phân giải cao, sắc nét. Đối với 2D-DNR thường ứng dụng trong những Camera có độ phân giải 1-2MP.
>>> Xem thêm: Công nghệ DarkFighter trong Camera là gì?