Chipset là một bộ phận quan trọng của Camera được ví như trái tim của Camera. Được tích hợp trong bo mạch chủ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý hình ảnh thu được từ Camera. Cùng iCamera.online giải pháp thi công Camera trọn gói tìm hiểu chi tiết về các loại chipset Camera hiện nay!
1. Tìm hiểu chi tiết về chipset Camera
Chipset Camera là một con chip được tích trong bo mạch chủ (mainboard) của Camera. Đóng vai tròn như một cảm biến ánh sáng để tiếp nhận hình ảnh truyền về Camera. Đồng thời kết hợp với bộ xử lý trung tâm tiến hành các phân thức phân tích, tăng cường chất lượng hình ảnh cũng như xử lý đồ họa nhằm cho ra những hình ảnh sắc nét, có màu sắc chân thật.
Chức năng chính của chipset trong Camera là chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện năng để tiếp tục xử lý. Với tầm quan trọng của mình nên chipset trong Camera được đánh giá là một phần không thể thiếu.
2. Có bao nhiêu loại chipset Camera
Hiện nay có 2 loại chipset Camera phổ biến là CMOS chipset và CCD chipset.
CMOS chipset
Có nhiệm vụ tiếp nhận hình ảnh nhận được từ ống kính Camera trước khi tiến hành xử lý và truyền dữ liệu.
Được cấu tạo từ các bóng bán dẫn giúp khuếch đại tín hiệu, hình ảnh. Các tế bào cảm biến CMOS tiếp nhận tín hiệu chuyển đến từ các cảm biến một cách linh động, với nhiều bước sóng photon khác nhau.
Trước đây trong quá trình khuếch đại ánh sáng, cảm biến CMOS tạo ra độ nhiễu lớn từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Dẫn đến hình ảnh thu được không được mịn, dễ xuất hiện các chấm nhỏ li ti.
Với sự phát triển của thời gian, các điểm yếu xuất hiện trong các dòng cảm biến trước đây dần được khắc phục, thông qua phương pháp lọc 2 lần điểm ảnh (Lần 1 đọc giá trị bắt sáng và lần 2 đọc giá trị của mạch bổ trợ). Với phương pháp này ảnh được lọc kỹ, nhanh, hiệu quả ngay tại bộ cảm biến.
CCD chipset
CCD chipset bao gồm 1 loạt các điểm bắt sáng được phủ bằng lớp bọc màu và mỗi điểm ảnh bắt 1 màu. Khi tiến hành ghi hình hay chụp ảnh thì các hình ảnh được ghi lại trên cảm biến dưới dạng các điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh sẽ được đặc trưng bằng điện áp khác nhau. Sau đó các điểm ảnh được đưa đi khuếch đại và chuyển tín hiệu từ dạng tương tự thành dạng số trước khi đưa tới bộ xử lý để phục dựng lại hình ảnh.
3. So sánh chipset CCD và chipset CMOS
Về giá thành do thì CCD chipset được cho là có giá thành vô cùng đắt đỏ, vượt xa CMOS.
CMOS chipset có lợi thế về độ phân giải, khả năng xử lý mạnh mẽ trên từng điểm ảnh, tốc độ xử lý cũng nhanh hơn rất nhiều.
Tiếp đến so với chipset CCD thì chipset CMOS tiêu thụ ít năng lượng hơn, giúp tăng hiệu năng sử dụng, khả năng quản lý.
Với hiệu năng và giá thành thì thông thường chipset CCD chỉ sử dụng cho máy chụp ảnh chuyên nghiệp với độ nét cao và không phù hợp ứng dụng cho các dòng Camera quan sát hay an ninh.
Bên cạnh 2 loại chipset phổ biến là CCD chipset và CMOS chipset thì còn nhiều dòng chipset khác như DSP chipset.
Hi vọng với những thông tin về chipset được chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo bộ vi xử lý của Camera.
>>> Xem thêm: Giải pháp Camera cho trường học!