Nếu bạn đang thắc mắc cách thức Camera hoạt động cũng như trọn bộ Camera quan sát sẽ có những gì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
1. Camera hoạt động như thế nào?
Để biết Camera chạy bằng gì hãy cùng iCamera tìm hiểu nguyên lý hoạt động của Camera qua bài viết dưới đây nhé:
Chức năng chính của Camera giám sát là ghi hình và cho phép người sử dụng xem hình ảnh đó thông qua các cách thức khác nhau như xem trực tiếp, xem lại thông qua các bộ phận, công cụ lưu trữ.
Cụ thể: Hình ảnh được ghi nhận thông qua ống kính Camera, tại đây qua các linh kiện, cảm biến như CCD, CFA (màng lọc màu) để xử lý, chuyển đổi hình ảnh. Tiếp đến là tới bộ xử lý tín hiệu nếu tín hiệu tương tự thì phải thông qua bộ chuyển đổi sang số để xử lý tiếp đến lại giải mã lại thành tín hiệu tương tự trước khi hiển thị cho người xem. Trong đó:
- V-Driver: được biết như là hình thành độ sáng cũng như quét ngang trong CCD.
- IRIS Drive: chịu trách nhiệm cho sự đồng bộ của ống kính đối với tín hiệu bên ngoài.
- Bộ nhớ FLASH: có những phần mềm điều khiển chip tín hiệu, cho phép người dùng thực hiện một số cài đặt, điều khiển từ xa.
- Chip I/O: Làm nhiệm vụ giao tiếp vào ra giúp điều khiển bật/tắt cảm biến đèn LED khi có xuất hiện chuyển động.
- Bên cạnh đó trên mỗi dòng Camera khác nhau sẽ được trang bị những chip khác nhau làm các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh Camera khi quan sát, ghi hình như:
- Bù sáng (BLC): giúp cải thiện hình ảnh thu được trong các môi trường có ánh sáng không tốt, từ đó cải thiện nâng cao chất lượng hình ảnh.
- WDR - công nghệ chống ngược sáng: Được ứng dụng trong nhiều thiết bị Camera hay máy ảnh cho phép ghi lại hình ảnh, video với chất lượng hoàn hảo. WDR sẽ cân bằng hoàn hảo vùng tối và vùng sáng của Camera từ đó cho ra đời những bức ảnh rõ nét.
- Công nghệ DNR: Một tính năng quan trọng của Camera giám sát khi xử lý hiệu quả nhiễu, hình ảnh mờ, kém chất lượng trong điều kiện thiếu sáng.
- Công nghệ AGC: Có chức năng khuếch đại tín hiệu hình ảnh, giúp hình ảnh trong video đạt tới tiêu chuẩn tốt nhất.
- SENS-UP: Cho phép Camera hoạt động trong điều kiện thiếu sáng, hoặc ánh sáng cực thấp.
- DIS: Kỹ thuật ổn định hình ảnh.
- Khả năng bảo mật: Trong khung ảnh Camera cho phép khoanh tròn khu vực cần quay, trong một ống kính có thể có từ 8-12 khu vực hình tròn tùy thuộc vào thiết bị Camera.
- Khả năng phóng to, thu nhỏ màn hình Camera thông qua các thao tác đơn giản, chức năng hình chứa hình, chức năng hiển thị tuần tự hình ảnh lên một màn hình cố định sẵn, hay có công nghệ hiển thị khác nhau như các trạng thái kết nối,...
- Công nghệ nén H265: Cho phép ghi lại, lưu trữ những hình ảnh sắc nét mà chỉ tốn dượng bằng ½ so với hệ thống cũ.
- Cài đặt các chức năng xem nâng cao như: Tính năng tự động ghi hình, tính năng hẹn ghi hình theo ngày, tháng, năm; tính năng ghi hình khi phát hiện có chuyển động, chụp lại hình ảnh, xuất file báo cáo, hay cảnh báo khi có phát hiện biến động.
Ngoài ra còn nhiều tính năng nâng cao như công nghệ hồng ngoại, đàm thoại, chuẩn chống nước, bụi, backup dữ liệu, truyền hình ảnh,...
2. Trọn bộ Camera quan sát gồm có những gì?
Camera
Là bộ phận đầu não quan trọng hàng đầu của một bộ Camera quyết định chất lượng hình ảnh, độ phân giải của hình ảnh, video mà bạn nhận được.
Các bộ phận của Camera bao gồm: Ống kính, cảm biến, bo mạch chủ và nguồn, vỏ Camera, và các chi tiết khác.
Các cổng trên Camera bao gồm: Nguồn, Jack cắm dây tín hiệu cho Analog, Jack RJ45 cho Camera IP.
Cấp nguồn
Bộ nguồn cung cấp cho Camera có cổng ra là 12V DC được biến đổi từ dòng điện AC 220V.
Đối với hệ thống Camera có số lượng lớn cần công suất lớn, ổn định thì nguồn tổ ong với công suất 5A, 10A, 20A, 25A, 30A, 40A, 50A có thể đáp ứng đầy đủ, ổn định.
Đầu ghi
Đây là thiết bị quan trọng của một bộ phận Camera khi là nơi tập trung hình ảnh, video từ các Camera gửi về để tiến hành lưu trữ, xử lý trước khi truyền đến cho người dùng xem trực tiếp hoặc lưu trữ. Thời gian lưu trữ của đầu ghi phụ thuộc vào ổ cứng chứa trong đầu ghi.
Các đầu ghi thông dụng trên thị trường hiện nay:
- Đầu ghi DVR: Sử dụng cho đầu ghi Analog với cổng giao tiếp BNC cho phép truyền dẫn tín hiệu trên cáp đồng trục.
- Đầu ghi XVR: Đây là dòng đầu ghi thế hệ mới khi phù hợp với hầu hết các dòng Camera hiện nay như Camera Analog, Camera IP, AHD, CVI, TVI,..
- Đầu ghi NVR: Tương thích với những dòng Camera IP cho ra hình ảnh sắc nét, chân thật, tích hợp nhiều công nghệ như Audio, in/out, tín hiệu được truyền dẫn trên mạng LAN.
- Đầu ghi HVR: Tương thích cho cả 2 dòng Camera IP và Camera Analog, bên cạnh sự tiện lợi thì sản phẩm này ít phổ biến vì kích thước lớn, băng thông truyền dẫn kém,..
- Các loại cổng trên đầu ghi Camera: Cổng nguồn, cổng video-in (nhận tín hiệu từ Camera), cổng video (bao gồm 2 cổng phổ biến là HDMI, VGA,..), cổng audio-in, cổng audio-out (cổng ra để kết nối với hệ thống loa, máy phát), Cổng RJ45(LAN) dùng để kết nối Internet.
- Kênh: là số lượng Camera tối đa có thể kết nối vào đầu ghi.
Ổ cứng
Theo nguyên tắc ổ cứng có dung lượng càng lớn thì thời gian lưu trữ càng lâu, thông thường 1 ổ cứng có dung lượng lưu trữ 1TB có thể sử dụng cho 1 Camera FullHD lưu trữ trong 30 ngày.
Ổ cứng HDD
Được lắp vào trong đầu ghi.
Kết nối với đầu ghi thông qua cáp nguồn, và cổng SATA3.
Đầu ghi có thể chứa tối đa 2 ổ cứng, và trên thị trường hiện nay ổ cứng có dung lượng lớn nhất lên tới 10TB.
Ngoài ra còn một số hình thức lưu trữ khác như khách hàng có thể lưu trữ bằng NAS STORAGE với chức năng như một server hoặc một máy tính chuyên dụng kết nối với đầu ghi thông qua cáp chuyên dụng. Trong NAS STORAGE Khách hàng có thể thoải mái lắp ổ cứng mà không sợ giới hạn như khi lắp trực tiếp vào đầu ghi. Từ đó NAS STORAGE có thể sử dụng cho hệ thống Camera chuyên dụng lớn với số lượng từ vài trăm tới vài nghìn Camera quan sát.
Thẻ nhớ
Một số dòng Camera có khe cắm thẻ nhớ cho phép lưu trực tiếp dữ liệu tại Camera mà không cần truyền dẫn qua đầu ghi, ổ cứng.
Tuy nhiên thẻ nhớ bị giới hạn nhiều bởi dung lượng khi các sản phẩm thẻ nhớ phổ biến là 32GB, 64GB, 128GB,... cho phép lưu trữ đối với các Camera hoạt động độc lập thời gian lưu trữ trung bình từ vài ngày tới vài chục ngày.
Cáp tín hiệu
Là một bộ phận quan trọng trong Camera có nhiệm vụ kết nối các thiết bị, bộ phận trong một hệ thống Camera. Bao gồm: Cáp đồng trục, Cat5, Cat6, dây nguồn, HDMI, VGA giúp kết nối Camera với đầu ghi, ổ cứng, modem Wifi, TV, laptop,.. hay thực hiện các chức năng cấp nguồn.
Hệ thống Internet
Đối với những dòng Camera IP hay Camera Wifi phải có kết nối Internet để truyền tín hiệu, xem trực tiếp, hoạt động, vận hành hệ thống Camera.
Switch
Đối với các sản phẩm Camera IP nếu quá nhiều Camera kết nối trong một hệ thống dẫn tới quá tải modem Wifi thì cần bộ Switch (bộ chia tín hiệu mạng) cho phép kết nối nhiều Camera lại thành một hệ thống, thống nhất.
Các thiết bị, ứng dụng khác.
Bên cạnh các bộ phận không thể thiếu còn nhiều thiết bị, linh kiện có vai trò vô cùng quan trọng giúp việc sử dụng, quản lý Camera trở nên đơn giản, hiệu quả hơn như: TV, laptop, Smartphone, máy chiếu để có thể xem Camera trên màn hình lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.
Ngày nay mỗi hãng Camera đều phát hành phần mềm riêng cho phép Khách hàng của họ dễ dàng quản lý, sử dụng Camera cũng như xem trực tiếp thông qua ứng dụng được phát hành trên CH PLay hoặc APPSTORE.
3. Thi công trọn gói Camera tại iCamera.online
Thực tế ta có thể thấy cấu phần nên một hệ thống Camera gồm rất nhiều bộ phận vì thế gia chủ khi muốn lắp đặt cần phải tìm hiểu nhiều yếu tố trước khi chọn lựa cho mình một giải pháp phù hợp.
Tuy trên mọi việc trở nên đơn giản hơn nếu Khách hàng chọn một đơn vị thi công trọn gói. Như tại iCamera.online khi tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ iCamera sẽ tiến hành khảo sát chi tiết, tư vấn theo nhu cầu, báo giá hoàn toàn miễn phí. Liên hệ ngay Hotline của iCamera.online: 0903 319 354 để được hỗ trợ sớm nhất!
>>> Xem thêm: Giải pháp Camera cho trường học.